Gold Star Line (GSL) đang trong quá trình đổi mới tuyến ‘CT3’, tuyến được triển khai hồi tháng 11/2022 chạy giữa miền Trung/Nam Trung Quốc, Thái Lan và Bắc Việt Nam. Zim cũng tham gia tuyến này với cùng tên ‘CT3’.

GSL mở rộng dịch vụ tuyến ‘CT3’ sang các cảng Bắc Trung Quốc và Campuchia thay vì cảng Xiamen (Nam Trung Quốc), Laem Chabang (Thái Lan).
Tuyến ‘CT3’ mở rộng bắt đầu vào ngày 14/01 với tàu MTT SANDAKAN (1.762 TEU), hàng trình trong 4 tuần thay vì 3 tuần như trước. Tuyến được sử dụng 4 tàu cỡ từ 1.700-1.900 TEU, vòng xoay tuyến gồm: Xingang, Dalian, Qingdao, Shanghai, Ningbo, Nansha, Sihanoukville, Bangkok, Laem Chabang, Hải Phòng, Yantian, Nansha, Xingang.

Với việc nâng cấp tuyến ‘CT3’ cho phép Gold Star Line cung cấp dịch vụ đến cảng Sihanouville, cửa ngõ chính đến Campuchia. Trước đây, dịch vụ đến cảng này chỉ thông qua các chuyến tàu ad-hoc.
Tuyến Á-Âu: 27% chuyến tàu bị cắt giảm trong 7 tuần đầu năm 2023.
Ba liên minh lớn có kế hoạch cắt giảm 27% số chuyến tàu theo lịch trình Á-Âu trong 7 tuần đầu năm nay.
Trong điều kiện bình thường, với 18 tuyến Viễn Đông-Bắc Âu và 10 tuyến Viễn Đông-Địa Trung Hải sẽ cung cấp tổng cộng 196 chuyến tàu trong giai đoạn từ 01/01 đến 17/02.
Dựa trên các chuyến tàu thực tế đã diễn ra trong các tuần đầu năm nay, cũng như lịch tàu được công bố trong các tuần tiếp theo, có đến 53 chuyến tàu bị cắt giảm do nhu cầu hàng hóa thấp. Con số này có thể còn tăng lên nếu các hãng vận chuyển quyết định tiếp tục cắt giảm sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán bắt đầu từ 21/01.
Dù một số hãng mới như CU Lines và Allseas đã bỏ tuyến Á-Âu, nhưng các hãng lớn năm nay vẫn phải giảm số chuyến tàu đi hướng Tây trước kỳ nghỉ lễ.

Theo Alphaliner, có 69 tàu bắt đầu hành trình đến Bắc Âu hoặc Địa Trung Hải từ Viễn Đông trong giai đoạn từ ngày 01/01 đến ngày 20/01, mà theo lịch trình thông thường của các liên minh thì phải có đến 84 chuyến tàu chạy trong giai đoạn này.
Cũng theo số liệu sơ bộ từ Container Trades Statistics (CTS), sản lượng hàng hóa giữa Châu Á và Châu Âu đã giảm 18,4% trong trong tháng 11 sau khi giảm mạnh 25,9% trong tháng 10 năm ngoái.
Việc hủy bỏ các chuyến tàu trước Tết Nguyên Đán cho thấy nhu cầu hàng xuất từ Châu Á đã không hồi phục.
Việc này được thể hiện với 29% chuyến tàu của 2M bị cắt giảm trong 7 tuần đầu năm. Tính cả tuyến Châu Á-Địa Trung Hải, liên minh 2M giảm 24%, liên minh OCEAN Alliance giảm 23%. Liên minh The Alliance là liên minh tích cực nhất trong việc cắt giảm với 36% chuyến tàu, một phần là do Hapag Lloyd, HMM, ONE và Yang Ming đã chuyển hướng nhiều các chuyến tàu từ Bắc Âu đi Châu Á đi qua mũi Hảo Vọng thay vì kênh Suez hơn các hãng khác.
Các hãng vận chuyển lớn không chỉ cắt giảm chuyến để điều chỉnh nguồn cung do nhu cầu hàng hóa giảm mà còn để tránh giá cước vận chuyển bị giảm thêm.
Tuy vậy, đến nay việc này vẫn không giúp gì nhiều cho áp lực giảm giá cước. Giá cước giao ngay Thượng Hải-Bắc Âu tuần trước đã giảm nhẹ xuống còn 2.040 USD/FEU, trở lại mức giá như hồi tháng 09/2020.

Lược dịch: MKT