Các hãng vận tải Hàn Quốc bao gồm HMM, Pan Ocean và SM lines sẽ triển khai tuyến mới vào cuối tháng 6 với dịch vụ hàng tuần: Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.
Tuyến mới này có tên là ‘CVT’ sẽ có lộ trình 3 tuần và ghé các cảng Incheon, Qingdao, Shanghai, HCM (SP-ITC), Laem Chabang, Chiwan, Incheon. HMM sẽ đưa tàu SKY RAINBOW (1.809 TEU) vào khai thác, Pan Ocean đưa tàu POS HOCHIMINH (1.809 TEU) và SM Line sẽ triển khai tàu JAN (1.708 TEU) cho tuyến mới này.
Chuyến đầu tiên thuộc tuyến mới ‘CVT’ có kế hoạch bắt đầu từ 26/06 tới, khởi hành từ Incheon với tàu SKY RAINBOW. Với cả 3 hãng vận tải Hàn Quốc, tuyến ‘CVT’ mới sẽ tăng cường hơn nữa phạm vi phủ sóng vốn đã khá tốt của họ giữa bốn quốc gia.
MSC nâng cấp tuyến Far East- USEC ‘Santana service’
3 tàu với sức chở từ 8.200-8.760 TEU được MSC đưa vào khai thác tuyến Bắc Việt Nam- Trung Quốc – bờ đông Mỹ (USEC) với tên ‘Santana’ để thay thế cho cỡ tàu cũ nhỏ hơn đang khai thác là loại panamax từ 4.400-5.100 TEU.
Việc nâng cấp sức chở của đội tàu sẽ được tiếp tục trong những tuần sắp tới với kích cỡ tàu 8.100-9.640 TEU như M/V CONTI CHIVALRY, MSC ELMA, MSC ABY, MSC TIANSHAN và MSC CHARLESTON cũng lần lượt được đưa vào khai thác tuyến Châu Á-USEC.
Tuyến ‘Santana’ ban đầu được ra mắt vào tháng 8 năm 2020 dưới dạng tuyến Far East – USWC độc lập của MSC. Tuyến xuyên Thái Bình Dương này sau đó được đóng lại hồi tháng 11/2021 và phần đội tàu đang khai thác được chuyển sang tuyến mới Far East – USEC với tên gọi ‘Santana’ như hiện nay.
Tuyến mới ‘Santana” đã hoạt động được 10 tuần ghé qua Hải Phòng, Shanghai, Ningbo, Charleston, New York, Hải Phòng, đồng thời ghé qua Houston và một vài cảng khác như Busan và Cristobal.
Thị trường thuê tàu bình lặng, nhưng những đám mây đen đang dần hình thành phía chân trời.
Thị trường thuê tàu container vẫn khá ảm đạm, ghi nhận số lượng hợp đồng thấp kỉ lục (15 hợp đồng sau hơn 2 tuần). Việc thiếu tàu, đồng thời thiếu cả loại tàu được giao ngay và nhu cầu giảm mạnh là nguyên nhân cho hiện tượng này.
Bất chấp việc hoạt động ở mức thấp nhất, một số ít các hợp đồng thuê vẫn được thỏa thuận với mức giá liên tục tăng, điều này khiến cho Alphaliner phải điều chỉnh tăng ước tính cước thuê tàu.
Tuy nhiên, nhìn chung tâm lí thị trường vẫn hỗn độn. Một mặt, các vấn đề tắc nghẽn dai dẳng ở các cảng khác nhau trên thế giới cùng với mùa hàng cao điểm được dự báo sẽ củng cố nhu cầu và giữ giá thuê tàu ở mức rất cao trong ngắn hạn, trong bối cảnh tiếp tục thiếu tàu.
Mặt khác, đám mây đen vẫn tiếp tục bao phủ nền kinh tế vĩ mô và các xung đột địa chính trị. Lạm phát ngày càng cao làm cho giá tiêu dùng, lương thực, giá nhiên liệu cũng tăng không ngừng, trong khi mức chi cho du lịch và các dịch vụ cũng tăng lên với chi phí hàng hóa.
Hiện tại, tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia phương Tây đang rất thấp, với nguy cơ suy thoái ở một vài lĩnh vực ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Những yếu tố này đang ngày một ảnh hưởng đến lượng hàng hóa, trong đó ngành công nghiệp tiếp tục lo ngại về diễn biến cung cầu trong những tháng tới.
Mặc dù SCFI hiện đang ghi nhận mức tăng tuần thứ tư (khiêm tốn), nhưng hầu hết các tuyến Đông-Tây tiếp tục giảm giá cước giao ngay. Toàn cầu, sản lượng đã giảm khi so với cùng kì năm ngoái và chỉ cao hơn một chút so với năm 2019, thời điểm trước đại dịch Covid.
Căng thẳng địa chính trị xung quanh cuộc xung đột của Ukraine và cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề ở Đài Loan trong khi không đưa ra động thái gì nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
Trong khi các chủ tàu và hãng vận chuyển dường như có thể kiểm soát được các bất ổn này trong ngắn hạn, một trận “tuyết lở” của trọng tải đóng mới được kì vọng sẽ là cú đánh mạnh mẽ vào thị trường giai đoạn 2023-2024 có thể sẽ dẫn đến việc quay trở lại tình trạng thừa trọng tải, cước thấp và đặc biệt là nếu khối lượng hàng hóa tiếp tục giảm.
Lược dịch: MKT