Hãng đã ngừng khai thác hai tuyến hiện tại là “TRX” chạy giữa Nam Trung Quốc- Thai Lan và “JHT” giữa Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Tuyến “JHT” được chia thành hai tuyến mới là “JHTN” chạy giữa Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc, và tuyến “JHTS” chạy giữa Nam Trung Quốc và Thái Lan.
Việc ngừng khai thác tuyến “JHT” cũng sẽ chấm dứt thỏa thuận trao đổi chỗ của TS Lines với CNC tại khu vực Nhật Bản và Thái Lan.
Hơn nữa, tuyến “JTK2” hãng vận tải của Hong Kong cũng không còn ghé cảng Hải Phòng (Việt Nam), và chỉ ghé Nhật Bản, Đài Loan và Nam Trung Quốc. Tuyến “JTK” cũng không cập Taichung (Đài Loan) nhưng vẫn tiếp tục ghé Nhật Bản, Nam Trung Quốc và hai cảng khác của Đài Loan là Keelung và Kaohsiung.
Sau động thái này, TS Lines không còn cung cấp các tuyến kết nối trực tiếp giữa Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, hãng vẫn cung cấp các lựa chọn trung chuyển ở Nam Trung Quốc và eo biển Malaca.
ONE, Yang Ming, KMTC và SITC triển khai tuyến Hàn Quốc, Trung Quốc, Eo Malaca và Thái Lan
Ocean Network Express (ONE), Yang Ming, KMTC và SITC sẽ triển khai một tuyến hàng tuần kết nối Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapores, Malaysia và Thái Lan vào cuối tháng 10 này. ONE sẽ đặt tên tuyến là “KCS”, Yang Ming đặt tên “KCX”, hai hãng còn lại chưa tiết lộ tên cho tuyến mới này.
Tuyến “KCS/KCX” sẽ ghé cảng Busan, Shanghai, Xiamen, Singapore, Port Kelang, Pasir Gudang, Laem Chabang, Shekou, Busan. Thời gian một chuyến vòng tròn là 4 tuần, sử dụng 4 tàu, mỗi bên góp một tàu. Chuyến đầu tiên sẽ bắt đầu vào 30 tháng 10 tại cảng Busan.
Thị trường thuê tàu: Giá vẫn tiếp tục tăng
Hoạt động trên thị trường thuê tàu vẫn ở mức thấp do tiếp tục khan hiếm tàu ở hầu hết các kích cỡ. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn còn mạnh mẽ với việc các tàu nhanh chóng tìm được việc.
Giá thuê tàu ở mức cao trong những tuần qua, nhưng lại tiếp tục tăng trở lại, với cả hai cỡ tàu panamax cổ điển và cỡ tàu từ 2.700-2.900 TEU đều ở mức cao kỷ lục do nhu cầu tăng đột biến. Do vậy, người thuê phải chấp nhận mức giá cao, đặc biệt là với các cam kết dài hạn.
Giá thuê tàu dự kiến sẽ ở mức cao lịch sử trong thời gian tới khi mà nhu cầu tiếp tục vượt xa nguồn cung, trong bối cảnh sản lượng hàng hóa và giá cước vẫn tiếp tục ở mức cao. Vấn đề tắc nghẽn trên toàn thế giới với hơn 300 tàu nằm chờ cầu tại các cảng Trung Quốc và Mỹ cũng góp phần làm giá thuê tàu tăng cao.
Tuần lễ vàng của Trung Quốc theo truyền thống sẽ làm chậm thương mại toàn cầu, nhưng năm nay cũng chỉ có tác động rất ít đến thị trường thuê tàu. Một diễn biến tạm thời được cho là có liên quan đến Tuần lễ vàng là việc giảm giá cước trên tuyến Thái Bình Dương.
Trong khi giá dầu vẫn tiếp tục tăng đều đặn, tuần này đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.
Lược dịch: VNS