Hãng vận tải chuyên tuyến nội Á của Maersk Group sẽ giới thiệu một tuyến dịch vụ mới nhằm tăng cường sự hiện diện trên tuyến vận chuyển giữa Nhật- Đông Nam Á.
Tuyến mới có tên ‘IA80” sẽ kết nối Nhật, Hàn Quốc, Nam Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Philipines.
Bên cạnh việc triển khai tuyến ‘IA80’, Sealand cũng sẽ rút ngắn tuyến ‘IA88’ đang chạy giữa Nhật, Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Sealand sẽ bỏ ghé cảng Busan của Hàn Quốc, cũng như các cảng Hakata, Moji và Hibikinada của Nhật. Ngoại trừ Hibikinada, từ giờ các cảng này sẽ đều thuộc tuyến mới ‘IA80’.
Chi tiết triển khai của hai tuyến như sau:
– Tuyến ‘IA80’ sẽ có lộ trình khoảng 5 tuần với 5 tàu cỡ 1.000-1.800 TEU ghé cảng Osaka, Kobe, Hibiki, Busan, Hakata, Moji, Busan, Taichung, Xiamen, Hong Kong, Chiwan, Sihanoukville, Bangkok, Laem Chabang, TP. Hồ Chí Minh, Batangas, Manila, Osaka. Tàu MCC ANDALAS (1.118 TEU) của Sealand được lên kế hoạch để thực hiện chuyến vận chuyển đầu tiên từ Osaka vào ngày 20 tháng 1 tới.
– Tuyến ‘IA88’ mới sẽ có lộ trình 5 tuần, giảm 1 tuần so với 6 tuần như trước đó, với 5 tàu cỡ từ 2.100-2.400 TEU qua các cảng Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe, Qingdao, Shanghai, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Laem Chabang, Bangkok, Laem Chabang, Hải Phòng, Hong Kong, Yokohama. Tuyến ‘IA88’ mới sẽ bắt đầu bằng tàu MAERSK NESNA cỡ maxi Bangkokmax từ cảng Yokohama ngày 13 tháng 1.
MSC, CMA CGM, EVERGREEN và ZIM tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm 2022.
Mặc dù giá cước vận chuyển trên các tuyến chính từ Trung Quốc giảm mạnh trong năm nay, đã giảm từ mức cao kỉ lục hồi đầu 2022 đến mức gần với thời điểm trước đại dịch, song năm vừa qua cũng là một năm đặc biệt sinh lời cho ngành vận tải biển: giá hợp đồng ổn định và thị trường xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ đã giúp các hãng vận tải duy trì lợi nhuận.
Rất nhiều hãng vận chuyển cho thấy nỗ lực mở rộng đội tàu của họ nhằm tận dụng cơ hội khi thị trường hiếm khi tăng mạnh như vậy. Tuy vậy, khi so sánh hàng năm giữa 12 nhà vận chuyển hàng đầu cho thấy sự khác biệt lớn giữa ‘người được’ và ‘người mất’.
Sau khi tăng năng lực chuyên chở lên con số ấn tượng 411.000 TEU (+10,7%) trong năm 2021, MSC một lần nữa là hãng tăng trưởng lớn nhất trong số các hãng tàu lớn vào năm ngoái, thêm vào 321.500 TEU nữa (+7.5%).
Tuy vậy, hãng vận tải có trụ sở đặt tại Geneva chỉ nhận 83.600 TEU từ việc đóng mới. Mức tăng trưởng ấn tượng của MSC chủ yếu là do hãng tàu tiếp tục mua lại tàu cũ đã qua sử dụng (second-hand), giúp họ vượt qua Maersk trở thành hãng tàu container lớn nhất thế giới vào ngày 5 tháng 1 năm 2022.
Gần một năm sau, công suất đội tàu của MSC đã lớn hơn hãng tàu đến từ Đan Mạch trong liên minh 2M của họ gần 379.000 TEU. Maersk đã giảm 61.700 TEU trong năm 2022 do công ty phải bàn giao lại một lượng đáng kể tàu theo các hợp đồng thuê định hạn. Những con tàu này hoặc đã được bán lại hoặc được cho các hãng vận tải khác sẵn sàng trả giá thuê cao hơn hoặc chấp nhận thời gian thuê lâu hơn thuê lại.
Top-12 hãng vận tải vào tháng 01/2022 và 01/2023
ZIM cũng đặc biệt tích cực trên thị trường thuê tàu sau khi kết thúc thỏa thuận hợp tác với liên minh 2M trên tuyến Châu Á- Địa Trung Hải và Châu Á-Bờ Tây Bắc Mỹ, hãng cần thêm một lượng trọng tải để duy trì sự hiện diện trên các tuyến này.
Tính theo tỷ lệ tăng trưởng, hãng vận chuyển có trụ sở tại Haifa là hãng có mức tăng trưởng mạnh nhất trong số 12 hãng với 120.000 TEU (+29%). Hầu hết là trọng tải đi thuê với 3 tàu cỡ 11.900 TEU đóng mới theo hợp đồng dài hạn.
Năm ngoái, Evergreen cũng nhận bàn giao không dưới 20 tàu đóng mới, trong đó có 7 tàu cỡ megamax chạy trên tuyến Á-Âu. Tổng sức chở 217.500 TEU mà Evergreen nhận bàn giao trực tiếp từ các xưởng đóng tàu giải thích vì sao hãng tàu Đài Loan đạt mức tăng trưởng thứ hai trong năm 2022 (+12,5%).
Tính theo mức tăng tuyệt đối, CMA CGM là hãng có mức tăng trọng tải lớn thứ hai với 225.000 TEU, chỉ sau MSC với 321.455 TEU. MSC, Evergreen và CMA CGM là ba hãng tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2021.
Lược dịch: MKT